Nguồn gốc Tết Nguyên Đán và Có bao nhiêu quốc gia ăn Tết Nguyên Đán?

Tết Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa lớn nhất với người con đất Việt, đây là ngày mà tất cả mọi người đều hướng về gia đình, trở về quê hương.

Chúng ta năm nào cũng đón Tế Nguyên Đán nhưng cùng Ngo Group khám phá nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán được bắt nguồn có phải từ Trung Quốc không nhé?

Tết người Việt – Ảnh nguồn: Khánh Hòa

I/ Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Từ “Tết” trong tiếng Việt có âm Hán cổ là “Tiết”. Chữ “Nguyên”  trong tiếng Hán có nghĩa là sự khởi đầu, sự bắt đầu hay là thuở sơ khai. Chữ “Đán” có ý nghĩa: buổi sớm mai. Theo đúng phiên âm Hán thì phải gọi là “Tiết Nguyên Đán” (người Trung Quốc gọi là Xuân Tiết Tân Niên  hay là Nông Lịch Tân Niên)

Nguồn gốc  Tết Nguyên Đán cổ truyền Việt Nam ngày nay vẫn gây ra khá nhiều tranh cãi vì hầu hết các thông tin đều đưa tin là “Tết Nguyên Đán” của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc do 1000 năm chiếm đóng nước ta. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng, bánh dày” thì Việt Nam đã ăn Tết từ trước đó rồi, tức là trước khi 1000 năm Bắc thuộc.

Để chứng minh cho điều này trong cuốn Kinh Lễ, Khổng tử đã viết: “ Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy càng khẳng đinh thêm Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Việt Nam, chỉ khác  khi 1000 năm Bắc thuộc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Trung Quốc nên có đôi chút khác biệt.

Sự tích Bánh Chưng – Bánh Dày

Cách tính ngày âm lịch của người Việt cũng khác so với Trung Quốc, nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam không hoàn toàn bị trùng với với Tết của Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

Lịch Âm được tính theo chu kỳ chuyển động  của Mặt Trăng nên lịch âm đến muộn hơn lịch dương  và Tết Dương đến sớm hơn Tết Âm Lịch. Tết Nguyên Đán sẽ không bao giờ rơi vào trước ngày 21 tháng 01 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 02 Dương Lịch mà thường chỉ rơi vào cuối tháng 1 và đầu tháng 02 Dương Lịch. Tết Nguyên Đán thường kéo dài khoảng 14 ngày từ ngày 23 tháng Chạp (mọi nhà bận rộn cúng Ông Công, Ông Táo và chuẩn bị tấp nập chuẩn bị chào đón năm mới) và sẽ kết thúc vào 07 tháng Giêng Âm Lịch

II/ Các quốc gia ăn Tết Âm Lịch

  1. Trung Quốc

Tết Nguyên Đán không thể không nhắc tới Trung Quốc. Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trong nhất trong năm đối với người Trung và họ có kỳ nghỉ dài ngày, thường kỳ nghỉ Tết bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 Âm lịch tới hết ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Người Trung Quốc sẽ quay trở về nhà để ăn bữa cơm đoàn viên và họ có nhiều các lễ hội để chào đón năm mới.

Ở Trung Quốc mỗi tỉnh, mỗi địa phương lại có một phong tục đón Tết khác nhau nhưng tựu chung lại thì đều hướng về gia đình và cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, quét sạch đi mọi vận rủi và đón may mắn đến với gia đình, các cửa sổ, cửa ra vào được trang trí bằng những tấm giấy cắt đỏ với mong muốn vận may, hanh phúc, sung túc, giàu có, tuổi thọ.

Trẻ em mặc trang phục truyền thống Tết ở Trung Quốc năm 2019 – Nguồn: sưu tầm
  1. Hàn Quốc – Nam Triều Tiên

Tết Âm lịch ở Hàn Quốc có tên là Seollal – với ý nghĩa là xua đuổi các linh hồn xấu, những điều không may và chào đón những điều tốt lành. Seollal được tổ chức vào 3 ngày trước trong và sau thời điểm của năm mới. Thời gian này mọi người sẽ quay quần bên nhau mặc quần áo truyền thống và tổ chức nghi lễ cúng tổ tiên truyền thống và chơi các trò chơi cùng nhau

Nghi lễ thờ cúng ngày đầu tiên được gọi là Charye được tổ chức tại nơi thờ cùng của gia đình, các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, các món ăn để chuẩn bị cho ngày lễ đầu tiên lên đến 20 món và cũng do một tay những người phụ nữ trong da đình làm. Món ăn nhất định phải có đó là Ttko-kuk, bánh gạo. Tiếp đến là lễ Sebae, tức là người trẻ, trẻ con bái lạy những người lớn trong gia đình và chúc thọ rồi nhận tiền lì xì.

Bữa cơm cúng tổ tiên của người Hàn ngày Tết
  1. Triều Tiên – Bắc Triều Tiên

Tết ở Triều Tiên được gọi là Seol – với phong tục sẽ đến thăm những người họ hàng, thầy cô, bạn bè và sẽ tới tượng đài của Chủ tịch Kim Nhật Thành để đặt vòng hoa. Món ăn không thể thiếu trong năm mới của Triều Tiên là Songyeong – bánh gạo được nặn theo  hình trăng lưỡi liềm.

Đặt hoa tưởng niệm chủ tịch Kim Nhật Thành – Tết Triều Tiên
  1. Mông Cổ

Tết Âm Lịch ở Mông Cổ được gọi là Tết Tháng Trắng là thời điểm báo hiệu sự kết thúc của mùa đông tuyết trắng để bắt đầu một mùa xuân, và cũng là lúc mối quan hệ gia đình thêm bền chặt. Người dân Mông Cổ cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo đẹp và chuẩn bị các món ăn cho năm mới.

Trước giao thừa những nam nhân của Mông Cổ sẽ thực hiện nghi lễ đi lên núi để cầu nguyện rồi chọn cho mình 1 hướng đi phù hợp với tuổi để xuất hành về nhà.

Bữa cơm tết Mông Cổ – Ảnh nguồn: Internet
  1. Việt Nam

Là người con đất Việt mỗi dịp tết đến, xuân về thì ai nấy cũng đều rạo rực và muốn thật nhanh chóng để về với gia đình. Theo truyền thống, mục đích ngày lễ Tết của Việt Nam là để cảm ơn các vị thần mùa xuân đã xuất hiện cùng thời tiết ấm hơn, nhiều loại cây, hoa nở rộ.

Ngày tết của người Việt – Ảnh Nguồn: Trung Trần

Trong ngày Tết của người Việt không thể nào thiếu được Bánh Chưng. Người người, nhà nhà bận rộn dọn dẹp, cọ rửa, làu chùi nhà cửa sắm cho nhà mình những chậu hoa, chuẩn bị những món ăn để cúng gia tiên vào đêm giao thừa và 3 ngày Tết là ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tháng Giêng.

Người Việt sẽ đi thăm họ hàng và gửi những câu chúc may mắn đến gia chủ, luôn chào đón nhau bằng nụ cười. Các đứa trẻ sẽ được nhận tiền lì xì đầu năm nhận những lời chúc. Ngoài ra người Việt còn đi lễ chùa đầu năm để cầu mong một năm may mắn, sức khỏe, tiền tài đến với gia đình.

Nặn tò he mỗi khi Tế đến – Ảnh Nguồn: An Nhiên
  1. Singapore

Là nơi có Người Hoa đông đúc nên Singapore là một quốc gia đón Tết Âm với nhiều họa động. Ngày Tết ở Singapore được tổ chức với 3 lễ hôi nổi bật là: Lễ hội hoa đăng, lễ hội Sông Hongbao, lễ hội đường phố được tổ chức từ 01 – 15 tháng Giêng.

Quốc đảo sư tử đón năm mới – Ảnh nguồn: Internet
  1. Malaysia

Một phần tư dân số Malaysia là người Hoa vì thế Tết nguyên đán là dịp quan trọng và cũng là kỳ nghỉ chính thức của quốc gia này. Thủ đo Kuala Lumpur và đảo Penag là 2 nơi tổ chức sôi động, lớn nhất ở Malaysia. Thời gian này có nhiều hoạt động được tổ chức như: bắn pháo hoa.

Malaysia bắn pháo hoa tại tòa nhà cao nhất thế giới – Ảnh Nguồn: Internet

Đó là 7 quốc gia trên thế giới có Tết Nguyên Đán . Ngày Tết mọi người sẽ có nhiều bữa hơn, nạp nhiều bia rượu. Đừng quên uống bộ giảm cân để loại bỏ toàn bộ mỡ thừa cho ngày Tết chỉ ăn mà không có tập luyện nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
+84983363638
+6421334080